Đã bao giờ bạn cảm thấy áp lực và mệt mỏi vì những gì đã, đang và sẽ diễn ra trong cuộc sống hay chưa? Khi chúng ta căng thẳng, chỉ cần suy nghĩ và hành động một cách tích cực một chút thì sẽ có thể đẩy lùi nó một cách dễ dàng. Thay vì né tránh áp lực, bạn hãy cố gắng thôi thúc bản thân mình vượt qua bằng cách rèn luyện khả năng quản lý cảm xúc và nhìn nhận vấn đề. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp hữu ích để chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi, hay còn gọi là “xả stress”.
1. Suy nghĩ tích cực – đơn giản hoá vấn đề:
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi bạn gặp phải áp lực mệt mỏi là đơn giản hoá vấn đề. Hãy suy nghĩ một cách tích cực, đừng dồn nén bản thân và đừng cố nhốt mình vào bốn bức tường toàn những điều tiêu cực. Hãy cho mình những khoảng lặng, tạm ngưng những việc đang làm và giành thời gian nghỉ ngơi. Điều đó sẽ khiến tâm trạng của bạn tốt hơn rất nhiều.
2. Hít thở sâu
Đã bao giờ bạn đứng trước một đám đông và phải trình bày một điều gì đó hay chưa? Đơn cử như là thuyết trình bài học trước tập thể giáo viên và cả lớp chẳng hạn. Khi bạn run lên vì hồi hộp, bạn có nhớ là cô giáo đã nhắc rằng phải hít thật sâu và thở ra từ từ từng chút một hay không? Đó là phương pháp khá hữu hiệu giúp duy trì sự bình tĩnh, đẩy lùi sự căng thẳng, áp lực.
Việc thay đổi nhịp thở khi stress sẽ giúp chúng ta thay đổi trạng thái tâm lý, cảm xúc cũng như cách chúng ta nhìn nhận mọi vấn đề. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp căng thẳng và không giữ được bình tĩnh, hãy hít thở thật sâu, bạn sẽ lấy lại tinh thần ngay sau đó.
3. Ngủ
Ngủ là cách lấy lại năng lượng một cách tốt nhất và hiệu quả với hầu hết tất cả mọi người. Khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ được nạp năng lượng cũng như khơi dậy trạng thái thông thái và tỉnh táo. Vì vậy, hãy tự thưởng cho mình một giấc ngủ thật sâu, bạn sẽ thấy sảng khoái và nỗi mệt mỏi cũng xua tan đi rất nhiều.
4. Đi bộ
Đừng tự nhốt mình trong phòng kín và suy nghĩ hết điều này tới điều nọ. Khi gặp stress, bạn nên vận động thật nhiều. Hãy tới một công viên hay một con đường vắng xe cộ nào đó và rảo bước nhẹ nhàng, bạn sẽ thấy đầu óc thư thái hơn bao giờ hết. Việc đi bộ cũng sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn và thoải mái hơn.
5. Thiền
Khi mệt mỏi, hãy thử ngồi thiền. Nếu chưa quen, bạn cũng không cần phải vắt chéo chân vào nhau, chỉ cần chọn tư thế nào thoải mái nhất và thử tĩnh lặng trong vòng mấy mươi phút. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận được sự tập trung, nhịp tim cũng trở nên đều hơn, đầu óc thư giãn tới lạ kỳ. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua nỗi mỏi mệt, cải thiện nhiều chức năng của não bộ cũng như suy nghĩ một các tích cực hơn hẳn.
6. Nghe nhạc
Hãy tìm kiếm một bản nhạc nhẹ nhàng, đeo tai nghe với âm lượng vừa phải và cảm nhận những thanh âm đó. Bạn có thấy bản thân mình đang hoà vào tiếng nhạc hay không? Điều đó sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, cơ thể cũng trở nên thư giãn, trầm lặng hơn bao giờ hết.
7. Trò chuyện hoặc tụ tập với bạn bè
Những lúc găp áp lực, hãy gọi cho một người bạn thân và đáng tin tưởng nhất và trò chuyện. Bạn cũng không cần phải nhắc đến nỗi lo toan của mình, vì điều đó sẽ khiến cả hai thêm não nề hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy kể về những kỷ niệm vui, những điều hài hước và cùng nhau phá lên cười nắc nẻ. Việc trò chuyện với bạn bè sẽ giúp bạn trở nên nhẹ nhõm hơn và cảm thấy được sẻ chia nhiều hơn. Nếu có thể, hãy cùng nhau ra ngoài, gặp trực tiếp và tám chuyện cho đầu óc thêm phần dễ chịu nhé.
8. Ăn uống một cách khoa học
Những thực phẩm chứa nhiều Omega 3 sẽ giúp bạn giải toả áp lực một cách hiệu quả. Khi bạn bổ sung Omega 3, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều DHEA – một loại hormone tự nhiên giúp đẩy lùi căng thẳng, khiến cơ thể bản thoải mái và sảng khoái hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm hoặc đồ uống có chưa nhiều Caffeine, bởi chúng sẽ khiến não bộ rơi vào trường hợp phản ứng mạnh hơn và kích thích hơn bao giờ hết.
Ngoài ra những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng không được khuyến khích sử dụng khi bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài.
9. Dành thời gian cho sở thích của bạn
Làm những điều mà bản thân cảm thấy hứng thú sẽ khiến cảm giác mệt mỏi giảm đi rất nhiều. Nếu bạn thích hát, hãy hát thật to. Nếu bạn thích vẽ, hãy vẽ ra những gì điên rồ và kỳ quặc nhất. Sẽ chẳng ai biết bạn đang làm gì, thế nên cũng chẳng cần phải sợ bất kỳ người nào đánh giá. Hãy cứ tự do làm những điều bản thân thấy thích thú và hứng khởi.
10. Tránh xa những điều tiêu cực
Nếu stress, bạn nên hạn chế truy cập mạng xã hội. Mạng xã hội mang đến vô vàn thông tin, từ tích cực cho tới tiêu cực. Hãy thử tưởng tượng, khi bạn đang áp lực như một núi lửa sắp phun trào, lại gặp ngay những tin tức như chém giết, thất tình hay kiện tụng thì sẽ ra làm sao? Khi đó, tôi dám chắc rằng bạn sẽ càng thêm căng thẳng, và đôi khi còn làm ra lắm chuyện tiêu cực nữa đấy.
11. Viết ra giấy
Hãy lấy một tờ giấy và viết hết những gì còn vướng mắc vào trong đó và sắp xếp chúng một cách có khoa học. Bạn sẽ biến một mớ hỗn độn trở nên rõ ràng hơn và nhìn nhận hướng giải quyết một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng văn phong tuỳ ý, miễn là bản thân thoải mái hơn sau khi trút hết nỗi mệt nhọc ra ngoài. Sau đó, hãy ném tờ giấy vào sọt rác như quẳng đi một gánh lo và cảm nhận sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ nhé.
12. Khiến mọi thứ trở nên gọn gàng hơn:
Hãy thử bắt tay vào dọn dẹp bàn làm việc, kệ sách hay bất kỳ ngóc ngách nào đó trong nhà bạn cảm thấy bừa bộn. Đôi khi, chính sự bừa bộn đó khiến tâm trạng của bạn thêm tệ hơn. Và khi chúng đã trở nên gọn gàng, hãy ngắm nhìn một lượt và thở sâu hơn, bạn sẽ thấy nỗi căng thẳng giảm đi rất nhiều.
13. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ ai đó
Bạn cảm thấy áp lực trong công việc, một điều gì đó không thể giải quyết khiến bạn rơi vào trạng thái stress. Hãy tìm kiếm một ai đó, có thể là những người có chuyên môn cao về lĩnh vực mà bạn đang vướng mắc, nhờ họ vẽ ra những hướng đi cho vấn đề. Khi mọi chuyện đã thông thoáng, chắc chắn bạn sẽ chẳng còn mấy căng thẳng, thay vào đó bạn có thể tập trung hơn cho những dự định khác trong tương lại.
14. Ngâm mình trong bồn tắm
Việc ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm là một phương pháp hiệu quả giúp giải toả sự mệt mỏi. Khi tắm, lỗ chân lông của bạn sẽ dãn ra một cách dễ chịu. Dòng nước ấm sẽ khiến đầu óc bạn thư thái hơn, thoải mái và vui vẻ hơn rất nhiều.
15. Thử cảm giác mới
Hãy thử một điều gì đó mà bản thân cảm thấy mới lạ và hứng thú. Ví dụ như chơi một trò chơi mạo hiểm hay đến một vùng biển xa lạ chẳng hạn. Việc tiếp xúc với những người mới quen cũng sẽ khiến bạn thoải mái hơn, quên đi áp lực hàng ngày và tìm lại niềm hứng khoiwr cho công việc.
16. Cười thật nhiều
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Vì vậy, hãy tự tìm kiếm niềm vui cho bản thân theo nhiều cách. Bạn có thể xem một bộ phim hài, chơi đùa cùng những đứa trẻ hay trao yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Khi bạn làm những điều đó, nụ cười sẽ nở trên môi và xua đi nỗi stress đang thường trực.
17. Nói không với những sự nhờ vả hay giao phó áp lực
Khi stress, bạn đừng bao giờ ôm thêm việc vào mình. Điều đó chỉ khiến tâm trạng trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Nếu có ai đó nhờ vả những gì mình không thích hoặc không có khẳ năng, hãy từ chối nhẹ nhàng. Sẵn sàng xin nghỉ việc một ngày để thư giãn và vui chơi, bạn sẽ thấy sảng khoái hơn nhiều.
18. Đấm bao cát
Đừng cố trút cơn bực dọc và những điều mệt mỏi của mình lên người khác. Việc bạn giận cá chém thớt sẽ chẳng khiến bản thân dễ chịu hơn chút nào đâu. Thay vào đó, hãy đấm thật mạnh vào một bao cát hay chiếc gối, đó như là một cách xả áp lực ra bên ngoài.
Trên đây là 18 cách khá hữu hiệu dành cho bạn mỗi khi stress, căng thẳng. Nếu gặp một vấn đề gì đó khiến bản thân mỏi mệt, hãy thử ngay một số cách ở trên, bạn sẽ có thể đẩy lùi được nỗi bực dọc và căng thẳng nhanh chóng.