An Lạc Shop

Nơi Chế Tác An Nhiên Và Hỷ Lạc

  • An Lạc Shop
    • Chuỗi Tràng Hạt
    • Vòng Tay Gỗ
      • Vòng Tay Gỗ Sưa
      • Vòng Tay Gỗ Huyết Rồng
      • Vòng Tay Gỗ Trắc
      • Vòng Tay Gỗ Cẩm Lai
      • Vòng Dâu Tằm
      • Vòng Tay Gỗ Mun
      • Vòng Tay Gỗ Hương
  • Vòng Dâu Tằm
  • Vòng Bé Trai
  • Vòng Bé Gái
  • Vòng Tay Nữ
  • Vòng Tay Nam
  • Phong Thủy
  • Hỏi Đáp
  • Tin An Lạc
  • Thư Ngỏ
  • Liên Hệ
Trang chủ » Khám phá tràng hạt qua góc nhìn của các trường phái Phật giáo

Khám phá tràng hạt qua góc nhìn của các trường phái Phật giáo

03/19/2025 By Loan Nguyễn (CSKH)

Tràng hạt, hay còn gọi là chuỗi hạt, niệm châu không chỉ là một pháp khí quan trọng hỗ trợ hành giả trong con đường tu học Phật pháp mà còn mang tính biểu tượng sâu sắc, phản ánh triết lí và thực hành của các trường phái Phật giáo khác nhau. Từ Phật giáo nguyên thủy cho tới Đại thừa và Kim cương thừa, tràng hạt đóng vai trò và được sử dụng, biến đổi sao cho phù hợp với từng cách tiếp cận khác nhau trong thực hành tâm linh.

Khám phá tràng hạt qua góc nhìn của các trường phái Phật giáo

Tràng hạt là một pháp khí quan trọng hỗ trợ hành giả trong tu tập

Nguồn gốc và ý nghĩa của tràng hạt

Tràng hạt có nguồn gốc từ Ấn Độ. Người Ấn giáo theo phái thờ thần Siva thường dùng một loại hạt gọi là rudrāka để xâu thành tràng hạt.

Tuy nhiên, theo các kinh điển Phật giáo, khởi nguyên của tràng hạt và lần chuỗi hạt khi niệm Phật căn cứ vào sự khai thị của Đức Phật đối với vua Ba Lưu Ly được ghi chép lại trong Kinh Mộc Hoạn Tử.

Tràng hạt Phật giáo ra đời từ đó, trở thành một pháp khí quan trọng hỗ trợ các hành giả trong quá trình tu học Phật pháp.

Tràng hạt thường được sử dụng để đếm số lần niệm danh hiệu Phật, tụng kinh, trì chú, giúp người tu tập duy trì sự tập trung, không để thân tâm tán loạn. Mỗi hạt được lần qua tay như nhắc nhở về sự thức tỉnh, lòng từ bi và trí tuệ. Không những vậy, tràng hạt còn tượng trưng cho vòng luân hồi, nhắc nhở con người về tính vô thường và vô ngã.

Tràng hạt Phật giáo cũng được xem như cầu nối tâm linh giữa người tu tập và chư Phật, Bồ Tát. Sử dụng tràng hạt thể hiện lòng thành kính và sự quy hướng về Tam Bảo.

Tràng hạt trong Phật giáo nguyên thủy

Phật giáo nguyên thủy, phổ biến ở các nước như Thái Lan, Sri Lanka, và Myanmar. Trường phái này không sử dụng tràng hạt một cách phổ biến, rộng rãi như trong Phật giáo Đại Thừa và Mật Tông, cũng không mang tính chất thần bí hay vật phẩm có sức mạnh siêu nhiên mà chỉ đơn giản là một phương tiện hỗ trợ, điều cốt lõi vẫn là tâm trí của người thực hành.

Tràng hạt trong Phật giáo nguyên thủy thường đơn giản, mộc mạc, không nhất thiết phải là 108 hạt mà còn thể ít hơn tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

Ở trường phái này, tràng hạt thường được dùng để đếm số lần niệm danh hiệu “Buddho” (nghĩa là Phật) hoặc “Araham” (nghĩa là Bậc Ứng Cúng) hoặc đếm hơi thở trong thiền quán, kết hợp với việc đếm từng hạt giúp hành giả duy trì chánh niệm và sự tập trung.

Tràng hạt trong Phật giáo Đại Thừa

Trong Phật giáo Đại Thừa, tràng hạt đóng vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi hơn trong các thực hành tu tập như: tụng kinh, trì chú, niệm Phật và thiền định. Tràng hạt không chỉ là công cụ hỗ trợ tu tập mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc hơn, gắn liền với sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát và năng lượng từ các câu niệm, trì chú.

Khám phá tràng hạt qua góc nhìn của các trường phái Phật giáo

Tràng hạt còn mang tính biểu tượng sâu sắc

Tràng hạt trong Phật giáo Đại Thừa phổ biến nhất có 108 hạt, tượng trưng cho 108 phiền não cần đoạn trừ để đạt đến giác ngộ. Ngoài ra, một số loại tràng hạt 54 hạt, 27 hạt, 21 hạt, 18 hạt cũng được sử dụng. Tràng hạt thường có một hạt lớn hơn để đánh dấu điểm bắt đầu và kết thúc, khi đến hạt này, hành giả không lần tiếp mà phải lần ngược lại để thể hiện lòng thành kính.

Ở trường phái này, tràng hạt được sử dụng để niệm các danh hiệu Phật/ Bồ Tát: “Nam Mô A Di Đà Phật”, “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”, “Nam Mô Dược Sư Phật”, đếm số lần trì chú như “Án Ma Ni Bát Mê Hồng” (Om Mani Padme Hum), giúp hành giả giữ tâm tập trung và ghi nhớ số lượng niệm hoặc hơi thở.

Tràng hạt trong Phật giáo Kim Cương Thừa

Phật giáo Kim Cương Thừa phổ biến ở Tây Tạng, Mông Cổ và Bhutan. Ở trường phái này, tràng hạt được sử dụng phức tạp hơn và mang tính nghi lễ cao. 

Tràng hạt truyền thống trong Kim Cương Thừa có 108 hạt, tượng trưng cho 108 phiền não cần đoạn trừ để đạt đến giác ngộ. Ngoài 108 hạt, tràng hạt còn có một hạt lớn hơn (hạt guru) biểu trưng cho sự kết nối với tâm linh hoặc lòng tôn kính với các dòng truyền thừa.

Ngoài ra, một số tràng hạt ngắn hơn cũng được sử dụng tùy mục đích sử dụng. Một số tràng hạt có thêm dây tua hoặc các hạt nhỏ phân cách (thường sau mỗi 27 hạt) giúp người thực hành đếm số lần niệm chú dễ dàng hơn.

Trong trường phái này, tràng hạt được dùng để đếm số lần niệm các thần chú “Om Mani Padme Hum” (thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát) hoặc các mantra đặc trưng của Kim Cương Thừa. Theo đó, người thực hành giữ tràng hạt bằng tay trái, dùng ngón tay cái và ngón giữa để lần hạt, tránh dùng ngón trỏ (vì ngón trỏ biểu thị cho cái tôi, bản ngã).

Tràng hạt trong Phật giáo Kim Cương Thừa không chỉ là công cụ hỗ trợ tu tập mà còn được coi là phương tiện thiêng liêng để duy trì sự kết nối với năng lượng của chư Phật, Bồ Tát và các vị Hộ pháp. Thông qua quá trình trì chú và thiền định, người hành trì hướng tới sự giải thoát khỏi những phiền não và đạt được giác ngộ.

Tràng hạt là một biểu tượng thiêng liêng trong Phật giáo, là cầu nối giữa con người và các giáo lý đạo Phật. Dù trong mỗi trường phái , cách sử dụng tràng hạt có thể khác nhau, như một cách phản ánh sự đa dạng trong cách thực hành và triết lý của đạo Phật, tuy nhiên, tất cả đều hướng tới mục đích chung: tu tập, giải thoát và giác ngộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Filed Under: Kinh Nghiệm Quý, Thuật Phong Thủy

Danh Mục

  • Vòng Bé Trai
  • Vòng Bé Gái
  • Trân Bảo Cát
  • Vòng Tay Gỗ
    • Vòng Tay Gỗ Trầm Hương
    • Vòng Tay Gỗ Cẩm Lai
    • Vòng Tay Gỗ Hương
    • Vòng Tay Gỗ Huyết Rồng
    • Vòng Tay Gỗ Mun
    • Vòng Tay Gỗ Sưa
    • Vòng Tay Gỗ Trắc
  • Vòng Dâu Tằm
    • Vòng Người Lớn
  • Chuỗi Tràng Hạt
  • Vòng Tay Nam
  • Vòng Tay Nữ
  • Vòng Cho Bé

Sản Phẩm Yêu Thích

  • Chuỗi tràng hạt gỗ cẩm lai 108 hạt 10 li Chuỗi 108 hạt gỗ Cẩm Lai niệm Phật 240,000 ₫ 185,000 ₫
  • Vòng tay gỗ mun sừng cho nữ Vòng tay gỗ Mun Sừng trân quý cho nữ 295,000 ₫
  • Vòng đeo tay chuỗi hạt dâu tầm cho bé 03 Vòng Dâu Tằm Cho Bé Sơ Sinh Loại Tốt 90,000 ₫ 79,000 ₫
  • Vòng dâu tằm chỉ đỏ dây rút Vòng dâu tằm chỉ đỏ dây rút cho bé sơ sinh 85,000 ₫ 79,000 ₫
  • Vòng dâu tằm bi bạc cho bé 10 Vòng Dâu Tằm Bi Bạc An Toàn Cho Bé 115,000 ₫

Tin An Lạc

  • 6 sai lầm thường gặp khi dỗ trẻ khóc đêm và cách khắc phục
  • Vì sao vòng gỗ mun hoa phù hợp với người mệnh Thủy, Mộc?
  • Lễ Phật Đản 2025 – Ngày Vesak thiêng liêng
  • Những điều kiêng kỵ khi sử dụng vòng gỗ dâu tằm
  • Bí quyết chọn vòng gỗ mun hoa hợp tuổi, hợp mệnh

Sản Phẩm Mới

  • Vòng dâu tằm 9 bi bạc con giáp tỵ tuổi rắn Vòng dâu tằm 9 bi bạc con giáp Rắn cho bé gái sinh năm Ất Tỵ 2025 209,000 ₫
  • Vòng dâu tằm 7 bi bạc con giáp Tỵ tuổi rắn Vòng dâu tằm 7 bi bạc con giáp Rắn cho bé trai sinh năm Ất Tỵ 2025 199,000 ₫
  • Vòng dâu tằm 9 bi bạc con giáp Tỵ baby tuổi rắn Vòng dâu tằm 9 bi bạc con giáp Rắn baby cho bé gái sinh năm Ất Tỵ 2025 249,000 ₫ 209,000 ₫
  • Vòng dâu tằm 7 bi bạc con giáp Tỵ baby tuổi rắn Vòng dâu tằm 7 bi bạc con giáp Rắn Baby cho bé trai sinh năm Ất Tỵ 2025 209,000 ₫ 199,000 ₫
  • Vòng dâu tằm 9 bi bạc đá mắt mèo xanh dương Vòng dâu tằm 9 bi bạc đá mắt mèo xanh dương 189,000 ₫

Hỗ Trợ Khách Hàng

  • Hotline: 093 818 7616
  • Email: [email protected]
  • Câu hỏi thường gặp: Tham Vấn Đường
  • Hướng dẫn mua hàng: Đặt Vật Phẩm

Phương Thức Thanh Toán

           

Kết Nối An Lạc Shop

Trung tâm xử lý vận đơn: 48 Huỳnh Văn Chính, phường Phú Trung, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
(An Lạc Shop nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi, chưa hỗ trợ mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng hoặc trung tâm xử lý đơn hàng)

Xưởng sản xuất: Khu phố Tân Phước, phường Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương.

Tư Vấn Nhanh Chat Facebook