Khóc dạ đề hay còn gọi là khóc đêm, một hiện tượng mà nhiều em bé trải qua trong những năm tháng đầu đời. Khóc dạ đề không chỉ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của em bé mà còn khiến ba mẹ lo lắng, bất an.
Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về khóc dạ đề và những cách chăm sóc bé yêu để ba mẹ và bé cùng trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng hơn.
1. Khóc dạ đề là gì?
Khóc dạ đề (hay còn được gọi là hiện tượng Colic), đây là một hiện tượng bé sơ sinh khóc không rõ nguyên nhân vào những khung giờ nhất định, thường là buổi chiều tối hoặc đêm. Thường bé sẽ khóc rất to, khóc dai dẳng kéo dài từ 1 – 3h, bất kể bạn có dỗ dành hay thử nhiều biện pháp khác nhau. Hiện tượng này thường phổ biến ở trẻ tầm 2 tuần tuổi và giảm dần khi bé được 3 – 4 tháng tuổi.
Các triệu chứng thường gặp của khóc dạ đề:
- Khóc dữ dội và dai dẳng: bé khóc to, đỏ mặt, đôi khi còn kết hợp với co chân, nắm chặt tay, xì hơi, ợ trớ…
- Khóc theo khung giờ nhất định: trẻ thường bắt đầu khóc vào buổi chiều tối hoặc đêm.
- Không thể dỗ nín dễ dàng: dù bạn ôm ấp, cho bé bú hay ru ngủ, trẻ có thể vẫn khóc không ngừng.
- Vẫn khỏe mạnh: ngoài khoảng thời gian khóc, bé vẫn phát triển bình thường, không gặp vấn đề gì về sức khỏe.
Các nguyên nhân gây nên hiện tượng khóc dạ đề: hiện nay, vẫn chưa có các kết luận khoa học chính xác về nguyên nhân gây khóc dạ đề. Tuy nhiên, có một số giả thuyết được đưa ra như sau:
- Hệ thần kinh chưa hoàn thiện: Bé sơ sinh dễ bị kích thích bởi môi trường xung quanh như ánh sáng, tiếng ồn hoặc hoạt động ban ngày, khiến não bộ không kịp thích nghi, dẫn đến khóc vào buổi tối.
- Hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ: Bé có thể bị đau bụng hoặc khó chịu do khí tích tụ trong ruột. Đây là lý do nhiều bé có triệu chứng co chân lên bụng khi khóc.
- Nhu cầu về an toàn và gần gũi: Bé sơ sinh cần cảm giác an toàn và thường khóc để thể hiện nhu cầu này, đặc biệt vào thời điểm cuối ngày khi mệt mỏi.
- Căng thẳng tích lũy trong ngày: Những kích thích nhỏ nhưng kéo dài cả ngày (tiếng ồn, ánh sáng mạnh) có thể làm bé cảm thấy quá tải vào buổi tối.
- Yếu tố sinh học: Một số nghiên cứu cho rằng khóc dạ đề có thể liên quan đến sự thay đổi hormone hoặc hệ miễn dịch của bé.
2. Khóc dạ đề có nguy hiểm không?
Khóc dạ đề không phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Nó được coi là một phần trong quá trình phát triển bình thường của bé sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý:
- Nếu bé khóc quá nhiều, kèm theo dấu hiệu bất thường như sốt, nôn ói, tiêu chảy hoặc không tăng cân, hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.
- Việc bé khóc kéo dài có thể làm cha mẹ kiệt sức và căng thẳng, ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc bé.
3. Chăm sóc bé khóc dạ đề như thế nào?
- Tạo môi trường yên tĩnh và thư giãn: Bé khóc dạ đề thường nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Ba mẹ nên giảm ánh sáng trong phòng, tắt các thiết bị ồn ào, duy trì không gian yên tĩnh cho bé. Có thể sử dụng thêm các tiếng ồn trắng (white noise) như tiếng quạt, tiếng mưa hoặc tiếng máy sấy để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Đảm bảo bé không bị khóc chịu về mặt thể chất: Ba mẹ hãy kiểm tra xem bé có gặp vấn đề nào không. Hãy đảm bảo bé tã bé không bị ướt hoặc dơ, nhiệt độ phòng không quá nóng hay lạnh đồng thời kiểm tra xem bé đã đủ no hay chưa (nhiều bé có thế khóc rất nhiều khi đói).
- Ôm ấp bé nhiều hơn: Sự gần gũi, tiếp xúc da kề da sẽ mang đến cho bé cảm giác an toàn.
- Massage nhẹ nhàng cho bé: Ba mẹ có thể xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ nhằm giúp bé giảm đau bụng hoặc khí tích tụ. Ngoài ra động tác massage lưng khi đang bế bé cũng góp phần giúp bé thư giãn hơn.
- Thay đổi các tư thế bế bé: Ba mẹ có thể thử một số tư thế bế trẻ giúp giảm sự khó chịu cho bé như:
– Bế sấp: Đặt bé nằm sấp trên cánh tay bạn, đầu bé tựa vào lòng bàn tay, giúp giảm áp lực lên bụng.
– Bế đứng: Giữ bé thẳng đứng và dựa vào vai bạn, kết hợp vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi.
– Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp hát ru bé để mang đến cảm giác gần gũi, an ủi bé.
- Thay đổi không gian: Bạn có thể thử bé bé ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành. Sự thay đổi không gian cũng có thể giúp bé dễ chịu hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái cho ba mẹ: Việc bé khóc dai dẳng không ngừng khiến ba mẹ lo lắng, mệt mỏi. Vậy nên, nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng, hãy hít hở thật sâu và nhờ người thân hỗ trợ để tránh kiệt sức. Hãy nhớ rằng khóc dạ đề là một bình thường trong quá trình phát triển của bé mà không phải lỗi của cha mẹ hay bé.
- Sử dụng vòng dâu tằm: Theo quan niệm dân gian, vòng dâu tằm giúp bé tránh bị “tà ma quấy phá” – một trong những nguyên nhân mà người xưa tin rằng gây ra hiện tượng khóc dạ đề.
4. Tác dụng của vòng dâu tằm đối với bé khóc dạ đề
Vòng dâu tằm là một món đồ quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam, được cho là có tác dụng bảo vệ bé trước những yếu tố xấu từ môi trường xung quanh.
Ngoài yếu tố tâm linh, dâu tằm còn mang lại cảm giác yên tâm cho cha mẹ, giúp họ vững tin hơn khi chăm sóc bé. Một số tác dụng được lưu truyền về vòng dâu tằm bao gồm:
- Giúp bé ngủ ngon hơn: Nhiều ba mẹ cho biết, bé ngủ ngon hơn từ khi mang vòng dâu tằm.
- Xua đuổi các nguồn năng lượng tiêu cực: Theo các quan niệm dân gian, cây dâu tằm được xem là biểu tượng chống lại tà khí, giúp bé không bị tác động bởi các nguồn khí xấu. Trong khi đó, chiều tối và buổi đêm thường là thời điểm âm khí nặng hơn, các em bé dưới 3 tuổi, đặc biệt là dưới 1 tuổi, các trường năng lượng của bé (hay còn gọi là “vía”) chưa hoàn thiện nên dễ bị ảnh hưởng nhất.
- Mang đến cảm giác bình an: Việc đeo vòng dâu tằm cho bé có thể mang đến cảm giác bình an cho cả mẹ và bé, giúp ba mẹ có thể tự tin chăm sóc bé hơn.
An Lạc Shop cung cấp nhiều mẫu dâu tằm, từ các mẫu vòng trơn truyền thống, cho tới các kiểu vòng đính kèm bi bạc, con giáp, đá phong thủy hợp mệnh, phù hợp với từng độ tuổi và giới tính của bé.
Mỗi vòng đều được xỏ riêng theo tuổi và cân nặng của các bé, mang đến những chiếc vòng vừa vặn, tương thích và ẩn chứa sức mạnh bảo vệ tuyệt vời, để không bị tác động của các trường khí xấu xung quanh, giúp ba mẹ và bé trải qua giai đoạn khóc dạ đề một cách nhẹ nhàng nhất.