Trong văn hóa dân gian Việt Nam, hiện tượng trẻ nhỏ khóc đêm hay còn được gọi là “khóc dạ đề” luôn gắn liền với nhiều quan niệm tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc của người Việt và được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Vậy ông bà ta thường nói gì về hiện tượng này? Hãy cùng An Lạc Shop khám phá những góc nhìn thân thuộc, những câu chuyện truyền miệng gần gũi, về niềm tin tâm linh giản dị đồng thời gửi gắm tình yêu thương trong việc chăm sóc con trẻ qua những quan niệm dân gian.

Khóc đêm ở trẻ nhỏ – Những lý giải theo quan niệm dân gian Việt Nam
Khóc dạ đề là gì?
Khóc đêm, hay còn được gọi là “khóc dạ đề” là hiện tượng sinh lý thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Theo đó, những em bé khóc dữ dội, dai dẳng, không thể dỗ dành vào những khung giờ cố định, thường vào buổi tối hoặc ban đêm.
Hiện chưa có nghiên cứu chính xác nào về nguyên nhân gây nên khóc dạ đề. Theo y học hiện đại, hiện tượng này xảy ra có thể do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện của bé gây nên các hiện tượng đầy hơi, khó chịu hoặc do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, dân gian Việt Nam lại có một cách lý giải khác về hiện tượng “khóc dạ đề” mang nhiều màu sắc tâm linh hơn.
Những quan niệm dân gian về khóc dạ đề
Theo văn hóa dân gian Việt Nam, khóc dạ đề liên quan nhiều đến thế giới tâm linh. Một số quan niệm phổ biến được lưu truyền bao gồm:
- Trẻ bị tác động bởi các thế lực vô hình: Theo các quan niệm xưa, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ “hồn vía” nên thường bị tà ma, các thế lực siêu nhiên quấy nhiễu. Vậy nên, mỗi khi bé khóc đêm không dứt, người ta thường nghĩ rằng bé bị trêu chọc, các bà các mẹ thường thực hiện các nghi thức: đốt vía, đặt tỏi, dao nhỏ, dâu tằm dưới gối của trẻ để xua đuổi, trừ tà.
- Môi trường tâm linh: Nếu gia đình sống trong các khu vực nhiều âm khí, chẳng hạn như gần nghĩa trang, khu đất hoang, nơi từng xảy ra chuyện không hay… thì người ta tin rằng trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các năng lượng xấu.
- Trẻ bị ảnh hưởng bởi “vía nặng” của người khác: Những người có “vía nặng” (năng lượng mạnh, có thể là người lạ, người mới đi đám tang hay nơi đông người về) tiếp xúc với bé thì bé sẽ bị ảnh hưởng, quấy nhiễu.
Những cách hóa giải khóc đêm theo quan niệm dân gian
Theo quan niệm gian Việt Nam, có nhiều cách để hóa giải hiện tượng khóc đêm, khóc dạ đề ở trẻ nhỏ, mang đậm màu sắc tâm linh và thể hiện rõ nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt.
- Sử dụng các vật trừ tà: Mỗi khi em bé khóc đêm, khóc dai dẳng mà không thể dỗ dành, bà và mẹ lại chuẩn bị một số vật dụng như: tỏi, dao, dâu tằm, bùa bình an …đặt dưới gối của bé hoặc treo tỏi, cành dâu trước cửa phòng để ngăn cản, xua đuổi các nguồn năng lượng xấu xung quanh, không cho chúng quấy nhiễu bé.
- Đốt vía: Khi trẻ khóc quá nhiều, người ta thường lấy than củi hoặc giấy đốt lên rồi huơ qua huơ lại trước mặt trẻ (chú ý cách xa bé để không làm bé bị nóng), vừa làm vừa đọc “vía lành thì ở, vía dữ đi xa”.
- Tắm nước lá thơm: Sử dụng các loại lá bưởi, lá khế, … nấu nước tắm cho bé bởi họ tin rằng những loại lá này giúp làm sạch tà khí.
- Đeo vòng dâu tằm cho bé: Theo dân gian, dâu tằm mang nguồn năng lượng mạnh mẽ, có khả năng xua đuổi tà ma, âm khí, vía nặng, giúp trẻ ngủ ngon, hạn chế hiện tượng giật mình, quấy khóc không rõ nguyên nhân. Ba mẹ có thể chọn các mẫu vòng dâu tằm phù hợp đeo vào tay hoặc chân để bảo vệ bé.

Mang vòng dâu tằm giúp xua đuổi những trường năng lượng xấu xung quanh bé
Ngày nay, các quan niệm dân gian vẫn được lưu truyền trong đời sống văn hóa của người Việt, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và mong muốn bảo vệ bé khỏi những điều xấu xa. Những cách hóa giải này mang lại hiệu quả tích cực trong nhiều trường hợp khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu bé vẫn khóc dữ dội, kèm theo các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, ba mẹ nên đưa bé đến các cơ sở ý tế để thăm khám kịp thời.