Om Mani Padme Hum là một câu thần chú cổ xuất hiện thường xuyên không chỉ trong các bài cầu nguyện mà còn trên các công trình kiến trúc Phật giáo, trang sức phong thủy. Đây được xem là câu thần chú quyền uy nhất trong các thần chú Mật Tông, không chỉ mang đến sự giác ngộ, bình an, hơn thế nữa còn có khả năng giải thoát chúng sinh khỏi những đau khổ.
1. Nguồn gốc câu thần chú Om Mani Padme Hum
Om Mani Padme Hum là câu thần chú có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ cổ đại, du nhập vào Tây Tạng và trở thành câu thần chú quan trọng, lâu đời nhất trong Phật giáo Tây Tạng.
Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương có nhắc đến một tích như sau:
Khi Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng dưới gốc bồ đề, Ngài có nói rằng, Ngài phải mất một triệu kiếp mới tìm thấy câu thần chú này: “Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, biết sông Hằng có bao nhiêu hạt cát, nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này”.
Từ khi Mật Tông Tây Tạng du nhập và phát triển tại Việt Nam, Om Mani Padme Hum cũng trở thành câu thần chú quen thuộc trong tâm thức. Tại Việt Nam, Om Mani Padme Hum có tên gọi khác là Lục Đại Tự Minh với 6 âm tiết được đọc là Án Ma Ni Bát Mê Hồng hoặc Án Ma Ni Bát Di Hồng.
2. Ý nghĩa của câu thần chú Om Mani Padme Hum
Câu thần chú Om Mani Padme Hum mang ý nghĩa là Viên ngọc quý trong hoa sen, được chia thành 6 âm tiết, mỗi âm tiết mang một ý nghĩa riêng:
Om: Âm tiết Om là lời nói, cơ thể và tâm trí của chư Phật và chư Bồ Tát, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh. Om có sức lan tỏa trong toàn bộ không gian, đại diện cho toàn thể vũ trụ, quá khứ, hiện tại và tương lai.
Mani: có nghĩa là viên ngọc, hai âm tiết này tượng trưng cho ý muốn vị tha, hướng tới trạng thái tỉnh thức, sự giác ngộ, lòng từ bi và sự yêu thương. Mani cũng chính là biểu hiện cho Bồ đề tâm của Bodhicitta.
Padme: được hiểu là bên trong bông hoa sen hay cũng chính là tâm thức của con người. Hai âm tiết tiếp theo này giúp con người hạn chế những suy nghĩ sai lầm, phát triển năng lực, hướng tới một trí tuệ thuần khiết.
Hum: với ý nghĩa Tự ngã thành tựu, niệm tới âm tiết cuối này có nghĩa là sự giác ngộ đã được thắp sáng, những điều tốt lành sẽ đến.
Trong Phật giáo Tây Tạng, câu thần chú Om Mani Padme Hum đại diện cho Bồ đề tâm cũng như ước muốn giải thoát khỏi vòng Luân hồi. Mỗi một âm tiết khi niệm hướng đến sự giải phóng từ một cảnh giới khổ sai khác nhau của Samsara.
3. Lợi ích khi niệm Om Mani Padme Hum
Om Mani Padme Hum được xem là tinh hoa kiến thức của tất cả các vị Phật.
- Om Mani Pame Hum khi tụng niệm thành tiếng có khả năng đẩy lùi những sự vô minh, gột rửa tâm trí, cứu giúp và làm xoa dịu những khổ đau, khốn khó của chúng sinh.
- Trì tụng Om Mani Padme Hum thường xuyên cũng có khả năng xua tan bệnh tật, ốm đau, các thế lực ma quỷ, cho cuộc sống thêm hạnh phúc, an lạc.
- Chuyên tâm niệm giúp trí não không bị phân tán, tâm trí bớt căng thẳng, xua tan những ưu phiền, lo âu trong cuộc sống, mang đến những nguồn năng lượng tích cực cho sức khỏe thể chất và tâm trí.
- Các quan niệm của nhà Phật thường cho rằng việc trì tụng thần chú Om Mani Padme Hum trước khi chết giúp linh hồn không bị đày vào ba đọa xứ mà được vãng sinh về cõi Tây phương cực lạc, cõi tịnh độ của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Om Mani Padme Hum được xem là câu thần chú có sức mạnh vô biên, mang đầy quyền năng trong các câu thần chú của Phật Giáo Mật Tông, giúp chúng sinh vượt qua đau khổ, đây lùi vô mình và đạt được bình an.
Om Mani Padme Hum còn được khắc lên các công trình kiến trúc Phật giáo, các vật phẩm trang trí như kinh luân, phù điêu, bùa hộ mệnh, nhẫn, vòng….bởi người ta cho rằng việc ngắm nhìn thường xuyên câu thần chú cũng mang đến những lợi ích tích cực.