Trong những năm tháng đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ phải đối mặt với tình trạng trẻ quấy khóc mỗi đêm, có trẻ khóc một lúc rồi nín, nhưng cũng có bé khóc dai dẳng mà không thể dỗ dành. Điều đó khiến phụ huynh băn khoăn, lo lắng: “Liệu bé khóc đêm nhiều có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển hay không?”

Liệu bé khóc đêm nhiều có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển hay không?
Hãy cùng An Lạc Shop tìm hiểu thêm về hiện tượng khóc đêm và những tác động có thể xảy ra đối với sự phát triển thể chất, tinh thần, cảm xúc của bé.
Hiểu biết về khóc đêm và khóc dạ đề
Khóc đêm là hiện tượng bé thường hay tỉnh giấc và quấy khóc giữa đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của bé và của ba mẹ.
Trong khi đó, khóc dạ đề (khóc Colic) là một dạng khóc đêm đặc biệt, thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, với các biểu hiện bé khóc to, dữ dội, liên tục, kéo dài hơn 3h mỗi ngày, nhiều bé có thể khóc 3 ngày hoặc nhiều hơn trong một tuần, khoảng 3 tuần trong một tháng. Tình trạng khóc sẽ giảm dần khi bé được 4 – 6 tháng tuổi mà không cần can thiệp y tế.
Nguyên nhân về khóc dạ đề hiện chưa được xác định rõ ràng, các giả thuyết thường thiên về các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa non nớt của bé hoặc sự nhạy cảm thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Bé khóc đêm có ảnh hưởng đến sự phát triển không?
Khóc dạ đề là một hiện tượng lành tính, thường xảy ra ở khoảng 20% trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng khóc đêm kéo dài, thường xuyên, có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh phát triển của trẻ.
Sự phát triển về thể chất
Các nghiên cứu cho thấy khóc dạ đề không gây hại trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ. Trẻ khóc dạ đề vẫn có thể tăng cân bình thường nếu được bú đủ.
Tuy nhiên, giấc ngủ là thời gian cơ thể bé tiết ra hoormon tăng trưởng, vậy nên nếu hiện tượng khóc đêm xảy ra quá thường xuyên, kéo dài khiến bé ngủ không đủ giấc sẽ khiến bé dễ bị mệt mỏi, chậm lớn và dễ mắc bệnh hơn. Ba mẹ cần tạo môi trường thoải mái, đảm bảo trẻ nghỉ ngơi đầy đủ để giúp em bé có được những giấc ngủ ngon, trọn vẹn hơn.
Sự phát triển trí tuệ
Khóc là một cách trẻ giao tiếp nhu cầu, không có bất cứ bằng chứng khoa học nào cho thấy việc khóc đêm ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của bé. Tuy nhiên, nếu hiện tượng khóc đêm xảy ra thưởng xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ của bé khiến bé bị thiếu ngủ kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin.
Ngoài ra, nếu bé khóc đêm kéo dài mà không được đáp ứng có thể khiến bé trở nên nhạy cảm hơn, bất an hơn, khó thích nghi với môi trường xung quanh, chậm phát triển kỹ năng giao tiếp.
Vậy nên, trong các giai đoạn bé khóc đêm, khóc dạ đề, cha mẹ cần phản hồi kịp thời khi bé khóc (ôm ấp, vỗ về bé) giúp xây dựng cảm giác an toàn, nhờ đó hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của trẻ.
Tâm lý và cảm xúc
Việc khóc đêm kéo dài khiến cả bé và ba mẹ đều căng thẳng. Đối với trẻ, khóc mà không được giải quyết khiến bé trở nên bất an tạm thời tuy nhiên hầu hết các em bé sơ sinh đều có thể vượt qua giai đoạn khóc dạ đề mà không để hậu quả lâu dài về mặt cảm xúc.

Vỗ về, trấn an bé đúng cách để mang để cảm giác an toàn cho trẻ
Tuy nhiên, trong giai đoạn đó, nếu không được quan tâm và trấn an đúng cách cũng có thể khiến trẻ hình thành những thói quen ngủ không lành mạnh, hay giật mình, khó đi vào giấc ngủ và có thể sợ hãi.
Ngoài ra, việc bé khóc đêm kéo dài cũng khiến cha mẹ căng thẳng, lo lắng, kiệt sức, thậm chí là trầm cảm sau sinh. Tâm trạng của phụ huynh có thể làm giảm chất lượng chăm sóc bé, điều này gián tiếp gây ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. Vậy nên, tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người thân hay các chuyên gia là điều cần thiết.
Làm thế nào để giảm việc khóc đêm ở trẻ?
Các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp sau nhằm giảm thiểu việc khóc đêm, khóc dạ để ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Kiểm tra các nhu cầu cơ bản của bé như: đảm bảo bé đã được bú no, tã sạch, môi trường trong phòng của bé không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tạo thói quen ngủ cho bé: tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng dịu nhẹ và thiết lập giờ đi ngủ cố định cho bé.
- Vỗ về bé: cha mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho bé, ôm bé, hát ru hoặc sử dụng các tiếng ôn trắng (white noise) nhằm giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Theo dõi sức khỏe của bé: hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu nghi ngờ trẻ gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe.
- Chăm sóc bản thân: hãy nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người thân, đảm bảo cha mẹ được nghỉ ngơi, tránh tình trạng kiệt quệ về cả thể chất và tinh thần khi chăm sóc bé.
- Cha mẹ cũng có thể trang bị một chiếc vòng dâu tằm cho bé. Theo các quan niệm dân gian Việt Nam, dâu tằm có khả năng tiêu trừ các trường năng lượng xấu xung quanh bé, giúp hạn chế khóc, giật mình ban đêm, mang đến một giấc ngủ ngon trọn vẹn cho bé.

Trang bị vòng dâu tằm giúp hạn chế các hiện tượng khóc, giật mình ban đêm ở trẻ
Khi nào cần đưa bé đi khám?
Nếu bé khóc đêm kéo dài kèm theo một số dấu hiệu điển hình như: sốt, nôn trớ nhiều, tiêu chảy, co giật, bỏ bú, sụt cân…. ba mẹ cần đưa bé đến khám tại các cơ sở nhi khoa để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.
Khóc đêm hay còn gọi là khóc dạ đề là một hiện tượng thường gặp trong quá trình phát triển của bé và thường không gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Tuy nhiên, việc vỗ về và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của bé giúp mang đến cảm giác an toàn và hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện hơn. Cha mẹ cần kiên nhẫn, tìm kiếm các sự hỗ trợ cần thiết và đồng hành cùng bé vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé. Tuy nhiên, nếu việc khóc đêm kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe của con.
Xem thêm:
Khóc dạ đề – Hiểu đúng và chăm sóc cho bé khóc đêm
Khóc đêm ở trẻ nhỏ – Những lý giải theo quan niệm dân gian Việt Nam
Khóc dạ đề và khóc do bệnh lý – Đâu là những dấu hiệu cần lưu ý?
5 phương pháp hiệu quả giúp bé giảm khóc dạ đề